7 cách tạo nên môi trường làm việc tích cực

Những yếu tố tạo nên môi trường làm việc tích cực là gì và làm cách nào để xây dựng môi trường như vậy khi mọi người không làm việc? Hãy cùng tìm hiểu.

Môi trường làm việc tích cực đóng vai trò hết sức quan trọng trong văn hóa công sở và trải nghiệm nhân viên. Yếu tố này ảnh hưởng đến mọi thứ, từ mức độ căng thẳng và sức khỏe tinh thần cho đến năng suất và hiệu quả làm việc.

Hãy cùng Việt Nhật tìm hiểu một số nhân tố định hình chính cũng như cách làm đúng để xây dựng môi trường làm việc tích cực.

Môi trường làm việc tích cực là gì?

Khi nghĩ về “môi trường làm việc”, có lẽ bạn sẽ hình dung ngay đến không gian ngoài đời thực. Đó có thể là chiếc bàn làm việc nơi bạn ngồi, khoảng cách từ chỗ bạn đến máy pha cà phê hay tông màu của phòng họp. Tuy nhiên, môi trường làm việc không chỉ nằm gọn trong phạm vi hữu hình.

Môi trường làm việc tích cực phải là nơi nâng cao sức khỏe toàn diện, thúc đẩy năng suất và khuyến khích sự phát triển của nhân viên. Một vài yếu tố góp phần xây dựng môi trường như vậy có thể kể đến như phương pháp làm việc hiệu quả, giá trị gần gũi, bầu không khí khích lệ và nền văn hóa tin tưởng.

Tóm lại, môi trường làm việc tích cực chính là không gian khuyến khích mọi người phát huy tối đa khả năng của mình. Định nghĩ này áp dụng cả khi mọi người làm việc cùng nhau ở không gian thực tế hay làm việc từ xa qua môi trường ảo.

Vì sao môi trường làm việc tích cực lại quan trọng?

Môi trường làm việc tích cực có lợi cho mọi người ở tất cả cấp bậc trong tổ chức. Theo nghiên cứu của Deloitte, 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên cho rằng văn hóa tích cực nơi công sở đóng vai trò thiết yếu đối với thành công của doanh nghiệp. Vì khi làm việc trong không gian mang lại cảm giác vui vẻ và tràn đầy cảm hứng, nhân viên chắc chắn sẽ năng nổ, sẵn sàng cộng tác hơn, từ đó có động lực để đạt được mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu nghề nghiệp.

Sau đây là 5 lợi ích mà môi trường làm việc tích cực có thể mang lại cho lực lượng lao động của bạn:

1. Giảm tình trạng căng thẳng và kiệt sức

Theo một khảo sát nhiều nhân viên đã trải qua tình trạng căng thẳng, trầm cảm hoặc lo âu liên quan đến công việc trong năm 2019-2020. Do đó, công ty cần tạo ra một môi trường sao cho nhân viên cảm thấy thoải mái, quản lý tình trạng căng thẳng, ngăn ngừa trạng thái kiệt sức và giảm thiểu hiện tượng thường xuyên nghỉ làm.

2. Tăng năng suất

Hạnh phúc và năng suất luôn song hành với nhau. Theo nghiên cứu từ Đại học Oxford về năng suất của nhân viên, nhân viên làm việc hiệu quả hơn 13% khi cảm thấy hạnh phúc.

Môi trường làm việc tích cực trang bị cho mọi người những gì cần thiết để hoàn tất nhiệm vụ hiệu quả hơn, cải thiện hiệu suất làm việc tổng thể, đồng thời hỗ trợ các cá nhân thăng tiến nhanh hơn.

3. Giữ chân nhân viên

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi những nhân viên hạnh phúc sẽ ít có khả năng bắt đầu tìm kiếm cơ hội ở nơi khác. Bạn có thể thu hút nhân tài bằng mức lương tốt nhưng nếu văn hóa công ty, môi trường làm việc và cơ hội phát triển không đạt kỳ vọng thì nhân viên sẽ sớm bắt đầu tìm kiếm công việc mới.

Người ta ước tính rằng chi phí thay thế một nhân viên tương đương khoảng 1/3 thu nhập hàng năm của nhân viên đó. Còn nếu nhân viên nghỉ việc trong năm làm việc đầu tiên, công ty gần như không thu được lợi nhuận trên vốn đầu tư đã bỏ ra để tuyển dụng họ. Do đó, tình trạng nhân viên nghỉ việc nhanh là một trong những khoản chi phí tốn kém và dễ ngăn chặn nhất của công ty.

4. Cải thiện sức khỏe toàn diện

Theo khảo sát, năm 2020 được ghi nhận là năm dẫn đến tình trạng sức khỏe tinh thần tệ nhất ở nơi làm việc. Gần 2/3 (68%) đáp viên cho biết họ đã trải qua một số dạng lo âu, còn 58% nói rằng mình đã gặp phải ít nhất là triệu chứng trầm cảm nhẹ.

Khi hầu hết nhân viên làm việc 6 ngày/tuần, 48 giờ mỗi tuần, sức khỏe thể chất và cảm xúc rõ ràng đóng một vai trò quan trọng đối với cảm nhận của nhân viên ở nơi làm việc. Doanh nghiệp phải có cách làm chủ động hơn để hỗ trợ sức khỏe toàn diện của nhân viên tại công sở nhằm tạo ra và duy trì môi trường làm việc tích cực.

5. Nâng cao tinh thần làm việc

Nói ngắn gọn thì tinh thần làm việc của nhân viên là mức độ hài lòng, thái độ và triển vọng tổng thể mà họ cảm thấy tại nơi làm việc. Khi có tinh thần làm việc tốt, lực lượng lao động sẽ có động lực tương tác và cộng tác để làm việc, từ đó mang tư duy tích cực vào công việc.

Cách tạo nên môi trường làm việc tích cực

Vậy thì làm cách nào để xây dựng môi trường như vậy? Sau đây là 7 khía cạnh quan trọng mà bạn cần tập trung vào.

1. Tạo trải nghiệm đào tạo tuyệt vời

Chắc hẳn bạn từng nghe câu nói “ấn tượng đầu tiên rất khó phai”. Và thật vậy, trải nghiệm nhân viên tốt bắt đầu từ ngày đầu tiên. Khảo sát cho thấy rằng môi trường công sở không chào đón khiến 64% ứng viên nản lòng. Bên cạnh đó, thái độ không chào đón của nhân viên làm cho 44% người mới cảm thấy thất vọng ngay từ ngày làm việc đầu tiên.

Bạn cần nắm được nhu cầu của nhân viên mới nhằm tạo ra ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Hoạt động giới thiệu với toàn bộ văn phòng và giải thích rõ vai trò của nhân viên mới, cũng như các chuyến tham quan nơi làm việc sẽ mang đến cho họ cảm giác thoải mái và phần nào hiểu được văn hóa của công ty bạn.

2. Sống đúng với giá trị công ty

Giá trị công ty rõ ràng và truyền cảm hứng chính là yếu tố định hình tầm nhìn của doanh nghiệp cũng như gắn kết nhân viên. Nhưng bạn cần đảm bảo áp dụng những giá trị này vào thực tế thì mọi người mới thực sự cảm nhận được sự nỗ lực vì mục tiêu chung.

3. Khuyến khích quan hệ kết nối

Để tạo nên văn hóa cộng tác trong đội nhóm, bạn cần xây dựng quan hệ kết nối tích cực giữa mọi người sao cho nhân viên ở tất cả các cấp bậc đều cảm thấy mình là một phần của đội ngũ. Yếu tố này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong văn hóa làm việc từ xa hiện nay, khi mà mọi người sẽ ít có cơ hội gặp nhau trực tiếp.

Các bài tập xây dựng đội ngũ (dưới dạng trực tiếp hoặc trực tuyến) có thể là cách hiệu quả để gắn kết với đồng nghiệp, củng cố mối quan hệ và kết nối xã hội. Từ đó, bạn tạo ra được môi trường khuyến khích sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

4. Tập trung vào sức khỏe toàn diện

Công ty cần nắm được cũng như thể hiện hiểu biết về sức khỏe toàn diện của nhân viên.

Công ty có thể hỗ trợ nhân viên giảm thiểu căng thẳng tại nơi làm việc và cải thiện sức khỏe toàn diện tổng thể bằng cách cung cấp thẻ tập gym…. Nhưng có một giải pháp còn mang lại hiệu quả hơn nữa. Đó là chính sách cởi mở để mọi người cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với nhà lãnh đạo về những suy nghĩ của mình.

5. Khuyến khích sự đa dạng và hòa nhập

Công ty bạn có chào đón nhân viên thuộc mọi lứa tuổi, dân tộc, văn hóa, tôn giáo và giới tính không? Những đội ngũ có sự đa dạng và hòa nhập mang đến cho tổ chức tư duy đổi mới cũng như tiến bộ.

6. Tạo dựng nơi làm việc ngoài đời thực sao cho phù hợp

Không gian thực phù hợp có ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm trạng của chúng ta. Mọi yếu tố – từ ghế ngồi của mọi người cho đến ánh sáng trong văn phòng – sẽ tác động trực tiếp đến nhân viên và khả năng làm việc hiệu quả nhất của họ.

Nhưng công việc không phải là tất cả. Không những cần tạo nên nơi làm việc thoải mái, hiệu quả, bạn cũng phải thiết kế các không gian để nhân viên cùng làm việc và nghỉ ngơi. Nhờ đó, họ có thể xây dựng các quan hệ kết nối xã hội và chủ động quản lý sức khỏe tinh thần của mình trong môi trường làm việc.

7. Cởi mở

Khi cảm thấy nhà lãnh đạo giao tiếp trung thực và trực tiếp với mình, nhân viên có nhiều khả năng tôn trọng công ty hơn, cũng như nhìn nhận tích cực hơn về môi trường làm việc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *