1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Môi trường lao động là không gian nơi con người lao động bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường phát sinh trong quá trình lao động, có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triểm của người lao động và quá trình lao động, sản xuất.
Quan trắc môi trường lao động hay còn gọi là đo lường môi trường làm việc là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố quan trọng môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Thực trạng:
Đo đạc môi trường nơi làm việc hoặc phân tích và đo đạc vệ sinh lao động là yếu tố quyết định chính đến chất lượng và hiệu quả của công việc trong môi trường lao động.
Ngày nay, nhiều người dành phần lớn cuộc đời của họ trong môi trường làm việc. Vì lý do này, điều cực kỳ quan trọng là môi trường làm việc phải an toàn, lành mạnh và hợp vệ sinh. Theo kết quả của một nghiên cứu gần đây, môi trường làm việc là một yếu tố rất quan trọng đối với sự hài lòng của nhân viên.
Môi trường làm việc không tốt có tác động tiêu cực đến người lao động và giảm hiệu quả làm việc. Nó cũng làm tăng khả năng mắc sai lầm của nhân viên. Tất cả những bất lợi này là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra, điều kiện làm việc kém tạo ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như căng thẳng, trầm cảm và lo lắng ở nhân viên.
2. Mục đích của đo kiểm môi trường lao động
Người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc (đo kiểm) môi trường lao động. Từ đó đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; đồng thời thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng để bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Môi trường làm việc nói chung bao gồm nhiều yếu tố như chất lượng không khí, chỗ ngồi thoải mái, quản lý, mức độ tiếng ồn và quy mô nơi làm việc. Mặc dù việc phân loại được thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng mục đích chính là đưa người lao động đến đúng môi trường làm việc phù hợp với lĩnh vực hoạt động của họ. Lúc này, việc đầu tiên cần làm ở các doanh nghiệp là xác định các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người. Để đạt được điều này, một số nghiên cứu đo lường, kiểm tra và phân tích môi trường làm việc được thực hiện ở phòng thí nghiệm và các yếu tố rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của nhân viên được xác định. Bước tiếp theo là xác định các biện pháp để loại bỏ các yếu tố nguy cơ và tác động của chúng đến sức khỏe của nhân viên.
3. Quy định pháp luật về quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường lao động được quy định tại:
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vị quản lý nhà nước của Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Mục tiêu của ban hành này là bảo vệ mọi người lao động trước các nguy cơ thương tật, ốm đau hoặc tử vong thông qua các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, qua đó đảm bảo bảo tồn nguồn nhân lực quý giá và ngăn ngừa tổn thất hoặc thiệt hại về tính mạng và tài sản, phù hợp với sự phát triển của đất nước các mục tiêu và cam kết của Nhà nước đối với sự phát triển toàn diện của mỗi người lao động.
4. Không quan trắc môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
Theo khoản 2, Điều 7 trong Nghị Định 39/2016/NĐ-CP
- Người sử dụng lao động phải chủ động lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ÍT NHẤT 1 LẦN 1 NĂM nghĩa là phải thực hiện quan trắc môi trường lao động mỗi năm tối thiểu 1 lần; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được kiểm tra đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
6. Đơn vị nào bắt buộc phải quan trắc môi trường lao động?
Tất cả các cơ quan, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp dệt – may, công nghiệp gỗ, chăn nuôi, thực phẩm, công nghiệp sắt thép, công nghiệp điện tử, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện… có sử dụng lao động đều phải quan trắc môi trường lao động.
7. Các yếu tố có hại cần quan trắc trong môi trường lao động
Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động thông thường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi mịn, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại và nhóm yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ergonomics. Bằng cách này, Việt Nhật đang tiến hành một loạt các kỹ thuật và quy trình để kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp xấu nhất có thể cần cải thiện để tuân thủ các tiêu chuẩn.
- Nhóm yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.
- Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)
- Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn…
- Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất độc hại.
- Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
- Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
- Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
- Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.
8. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
Bước 1: Tiếp nhận thông tin được doanh nghiệp cung cấp dựa trên hồ sơ vệ sinh lao động và khảo sát thực tế, báo giá.
Bước 2: Hai bên thống nhất hợp đồng và sắp xếp thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Bước 3: Tiến hành đo quan trắc môi trường lao động.
Bước 4: Tiến hành phân tích đánh giá kết quả quan trắc môi trường lao động.
Bước 5: Hoàn thiện, trả Hồ sơ quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp và đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp.
9. Vì sao nên chọn Việt Nhật làm đối tác quan trắc môi trường trong doanh nghiệp
Ngày 25/01/2022 theo số 38/BC-SYT, Sở Y Tế tỉnh Hưng Yên quyết định chỉ định Công ty TNHH Sức Khỏe Nghề nghiệp Việt Nhật thực hiện hoạt động đo, lấy mẫu, kiểm tra môi trường lao động (phân tích và đo lường vệ sinh nơi làm việc). Nhờ dịch vụ này, doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm hiệu quả hơn, hiệu suất cao và chất lượng một cách an toàn, nhanh chóng và không bị gián đoạn.
- Đội ngũ chuyên môn, chuyên gia, kỹ thuật viên đều là người có năng lực và kinh nghiệm thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động.
- Với mỗi doanh nghiệp, chúng tôi thực hiện đánh giá và tìm hiểu tình hình thực tế của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ đưa ra những đề xuất chính xác và hợp lý nhất để khách hàng biết được hiệu quả sau khi thay đổi như thế nào.
- Với các thiết bị quan trắc đầy đủ và được hiệu chỉnh định kì hàng năm. Việt Nhật luôn sẵn sàng đáp ứng cho các yêu cầu đánh giá của khách hàng.
- Quy trình khảo sát và quan trắc môi trường diễn ra nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất công tác của doanh nghiệp.
10. Chi phí dịch vụ quan trắc môi trường lao động
Chi phí quan trắc môi trường lao động thường được tính dựa theo số lượng điểm đo, các chỉ tiêu đo cần thực hiện. Khi có những thông tin cụ thể về mục tiêu quan trắc, Việt Nhật sẽ nhanh chóng khảo sát và đưa ra những tư vấn cụ thể giúp bạn lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với ngân sách của bạn từ đó có bảng báo giá dịch vụ quan trắc hợp lý nhất cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nhu cầu quan trắc môi trường lao động, vui lòng liên hệ trực tiếp:
Công ty TNHH Sức khỏe Nghề nghiệp Việt Nhật
Địa chỉ: Trụ sở chính: Căn 156 Marina II Ecopark, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
Văn phòng: Số 69B5 Lạc Trung, P. Thanh Lương, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0913.379.186
Email: ctyvietnhat.info@gmail.com
Webiste: www.vietnhatsknn.com