Quan trắc chỉ tiêu vi khí hậu trong môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động trong đó có quan trắc các chỉ tiêu vi khí hậu trong môi trường làm việc theo QCVN 26/2016/TT-BYT về Vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc (đo vi khí hậu).

Loại lao động Khoảng nhiệt độ không khí (0ºC) Độ ẩm không khí (%) Tốc độ chuyển động không khí (m/s) Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc (W/m2)
Nhẹ 20 đến 40 40 đến 80 0,1 đến 1,5 35 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể người

 

Trung bình 18 đến 32 40 đến 80 0,2 đến 1,5 70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người

 

Nặng 16 đến 30 40 đến 80 0,3 đến 1,5 100 khi tiếp xúc dưới 25% đến 50% diện tích cơ thể người

 

Đối với điều kiện lao động nóng, độ ẩm cao thì tốc độ chuyển động không khí ở nơi làm việc có thể tăng đến 2 m/s. Đối với điều kiện làm việc trong các phòng có điều hòa nhiệt độ, tốc độ chuyển động không khí có thể dưới 0,1 m/s đối với lao động nhẹ, dưới 0,2 m/s đối với lao động trung bình và dưới 0,3 m/s đối với lao động nặng nếu thông gió trong phòng đảm bảo nồng độ khí CO2 đạt tiêu chuẩn cho phép.

Chênh lệch nhiệt độ theo độ cao vị trí làm việc không quá 3°C. Chênh lệch nhiệt độ theo chiều ngang của vùng làm việc không quá 4°C đối với lao động nhẹ, không quá 5°C đối với lao động trung bình và không quá 6°C đối với lao động nặng.

Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời không vượt quá 5°C.

I PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp xác định vi khí hậu theo TCVN 5508 – 2009: Không khí vùng làm việc – Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo.

II QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

  1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với các yếu tố vi khí hậu phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra vi khí hậu nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật An toàn, vệ sinh lao động.
  3. Nếu vi khí hậu tại nơi làm việc không đạt giá trị cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho Tiêu chuẩn vi khí hậu trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.
  3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
  4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về vi khí hậu được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại các văn bản mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *