Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Việc đánh giá các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi là rất cần thiết do yêu cầu của tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động trong cường độ lao động quá mức theo ca, tư thế làm việc gò bó trong thời gian rất dài hoặc với trách nhiệm cao gây ra những căng thẳng về thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho các hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất, cũng như chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động.

Yếu tố tâm – sinh lý lao động: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh – tâm lý, thần kinh.

Đặc điểm của lao động: cường độ, chế độ, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong điều kiện lao động.

Vì sao phải đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ergonomics

Điều 35 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu ra đầy đủ về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động: Thực hiện quan trắc, đánh giá đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với những ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được quy định trong các quyết định của Bộ lao động thương binh xã hội, khi tổ chức quan trắc môi trường lao động phải thực hiện việc đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động và Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định trong Khoản 3, Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP này.

Nghị định số 44_2016_NĐ-CP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *